Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 7h - 19h ; CN & Lễ: 7h - 17h

Hotline: 0979820386

Đặt lịch

Vi Vi

Viêm Tử Cung Ở Chó Mèo

Chó bị viêm tử cung có nguy hiểm không?

Tùy theo tình trạng dịch viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua đường âm đạo hay không (cổ tử cung đóng hoặc mở) mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm tử cung dạng kín và dạng hở.

  1. Viêm tử cung dạng hở: chiếm 62.52%.
  2. Viêm tử cung dạng kín: chiếm 37.48%.

Ở những chó bị viêm tử cung, dịch tiết sẽ tích tụ bên trong tử cung ngày càng nhiều. Nếu cổ tử cung mở dịch chảy tràn ra ngoài âm đạo. Lúc này chúng ta sẽ thấy dịch tiết ở âm hộ hoặc dính ở vùng lông dưới đuôi. Cần lưu ý bản tính của chó cái hay liếm vào vùng âm hộ khi có dịch chảy ra để tránh nhầm lẫn khi chẩn đoán lâm sàng.

Đây là  một trong những chỉ dẫn quan trọng để chẩn đoán lâm sàng của bệnh viêm tử cung ở chó cái. Mặt khác lúc cổ tử cung mở, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào bên trong qua cổ tử cung.

Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn. Ngược lại, khi lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài.

Đó là điều kiện tốt cho vi khuẩn tồn tại và phát triển gây nhiễm trùng, làm  cho bệnh càng trầm trọng hơn. Khi cổ tử cung đóng lại, các chất dịch được giữ lại bên trong tử cung và tử cung ngày càng lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, thú nuôi có thể bị chết.

Triệu chứng của bệnh viêm tử cung ở chó

Bệnh viêm tử cung ở chó có một số biểu hiện lâm sàng đặc trưng dễ phát hiện. Tuy nhiên có một số chó bị viêm tử cung nhẹ thì rất khó phát hiện.

  • Viêm nội mạc tử cung cấp tính: thường thấy sau sinh vài ngày, sốt cao, trầm cảm, khát nước, không thèm ăn, thình thoảng ói mửa, âm đạo tiết dịch đục.
  • Viêm nội mạc tử cung mãn tính: có thể là từ viêm cấp tính chuyển thành, có sự thay đổi về tinh thần, chán ăn, có thể gầy yếu, âm đạo tiết ra dịch màu trắng. Sờ vào bụng thấy cứng cứng, bụng phình lên.

Bệnh có thể gặp ở những chó lớn tuổi không cho sinh sản nhưng chưa được cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Lúc này kích thích tố Progesterone vẫn được buồng trứng tiết ra. Lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với Progesterone nên sẽ hình thành các nang.

Những nang này tiết nhiều dịch và lưu lại bên trong tử cung. Làm gia tăng kích thước của tử cung. Khi bệnh tiến triển, dịch tràn ra ngoài âm đạo. Cơ thể đáp ứng lại với sự nhiễm trùng bằng cách huy động nhiều tế bào bạch cầu đến tử cung. Mặt khác tử cung vẫn gia tăng sự tiết dịch, từ đó càng làm cho tử cung căng lớn ra.

Chẩn đoán chó bị viêm tử cung

Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng xảy ra trong vài tuần sau khi lên giống. Chẩn đoán phân biệt dựa trên:

  • Huyết đồ: Thể hiện số lượng bạch cầu tăng cao với sự hiện diện bạch cầu trung tính và bạch cầu non, đôi khi, bạch cầu có thể không tăng.
  • X- quang: Tử cung tích mũ có thể thấy qua Xquang, nhưng có thể khó phân biệt khi có thai trước khi sự cốt hóa được hình thành. Tử cung hình thành túi và tích mũ có thể thấy giống nhau ở giai đoạn mang thai đầu và sự sưng to giống nhau của sừng tử cung. Xquang rất có giá trị khi sử dụng phối hợp với những bằng chứng lâm sàng khác.
  • Siêu âm: Là phương pháp chẩn đoán rất hiệu quả để phát hiện bệnh viêm tử cung ở chó có tích mủ.

Điều trị bệnh viêm tử cung ở chó

Cách thụt rửa tử cung chó

Theo nguyên tắc chung là điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng. Kết hợp với các thuốc bổ trợ và chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%, mỗi ngày thụt rửa một lần, trong 3 – 5 ngày.

Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn

  • Dùng Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày, Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày. Tiêm mũi Diethylstilbestrol 0,1 mg/kg trọng lượng cơ thể để cổ tử cung mở ra. Giúp quá trình bài tiết diễn ra dễ dàng hơn. Sau đó ngày thứ hai tiêm thuốc co tử cung. Để các chất gây viêm tử cung bị đào thải ra ngoài.
  • Dùng thuốc kháng sinh Penicillin 50000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể. Streptomycin 40000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể, 2 lần/ngày.
  • Truyền glucose, sodium bicarbonate, vitamin C…

Nếu các cách chữa trị trên không có hiệu quả, phải đưa chúng đến bác sỹ thú y để thăm khám và cắt bỏ tử cung. Không nên tự chữa trị tại nhà nếu không có kinh nghiệm. Việc thử nghiệm có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc cho thú cưng của bạn.

 

 

 

Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nấm

Sử dụng thuốc thú y cho chó chống nhiễm khuẩn

  • Thuốc Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày.
  • Thuốc Ketomycin: chó 1 – 2 g/con, mèo 0,5 – 1 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày.
  • Thuốc Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần, với mèo đặt 1/2 viên/ngày.
  • Thuốc Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung.
  • Thuốc Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung 1 viên/lần/ngày. Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt.

Thuốc chữa triệu chứng viêm tử cung ở chó

  • Cầm máu bằng vitamin K.
  • Hồi phục tổ chức niêm mạc tử cung, âm đạo tiêm vitamin A, D, E.
  • Chống kích ứng niêm mạc và chống co thắt tử cung, âm đạo tiêm bắp Atropin 1% hay Primeran liều 1 – 2ml/con/ngày.
  • Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex.
  • Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 15 – 20 ml/kg thể trọng/ngày. Truyền 2 – 3 ngày.

Cách phòng bệnh viêm tử cung ở chó

Chó bị bệnh viêm tử cung cực kì nguy hiểm. Chính vì thế đừng đợi tới lúc bị bệnh rồi mới tìm cách chạy chữa. Tốt nhất là phòng bệnh cho chó đúng cách. Đặc biệt là với những chú chó cái, càng cần phải quan tâm nhiều hơn. Để làm tốt việc này bạn cần thực hiện:

  • Sử dụng các loại thức ăn cho chó  đủ chất dinh dưỡng.
  • Chuồng, nhà ở thoáng mát, vệ sinh.
  • Trước và sau thời kỳ cún được tiêm chủng hãy cho nó ăn thức ăn giàu protein.
  • Kiểm soát tần suất giao phối của chó. Không được để nó giao phối với nhiều chó đực.
  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay thuốc tím nhất là trước khi phối giống.
  • Tay của bác sĩ hay dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai, đỡ đẻ hay khi can thiệp đẻ, mổ đẻ sát nhau đều phải vô trùng.
  • Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và thụt rửa âm đạo.
  • Đối với những ca phẫu thuật đẻ khó, phải sử dụng thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn.

Trên đây là tất cả những thông tin về bệnh viêm tử cung ở chó. Hy vọng, những thông tin trên có thể giúp bạn chăm sóc cún cưng luôn khỏe mạnh.

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline: 0979820386
Zalo: 0979820386
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
0
0979820386
Đặt lịch với dr. eopi
Điền đầy đủ thông tin theo form bên dưới và gửi cho chúng tôi để nhận được báo giá mới nhất
Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập số điện thoại
Vui lòng nhập địa chỉ email
Vui lòng nhập địa chỉ
Vui lòng nhập nội dung