Cơ thể chó và mèo đều là nơi ẩn náu của ve tai. Nhưng mèo là loài dễ gặp vấn đề này hơn cả. Ve tai là loài kí sinh nhỏ sinh sống chủ yếu ở trong ống tai bằng việc hút máu, ăn da chết và ráy tai. Chúng để lại chất thải và sinh đẻ trứng trong tai của vật chủ.
Thông thường, cần khoảng 3 tuần để trứng nở và sinh trưởng thành ve trưởng thành có khả năng sinh sản. Ve tai gây sưng đỏ và nhiễm trùng tai thứ cấp. Chúng cũng có thể lan ra chỗ khác trên cơ thể, làm cho da bị ngứa và khó chịu. Ve tai có thể bị lây giữa các động vật có tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nhưng lại được cho là không lây cho con người. Bài viết này DR. EOPI sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị rận tai ở mèo.
1. Dấu hiệu
Những triệu chứng thường thấy bao gồm:
- Lắc đầu, dụi tai
- Xuất hiện mảnh màu đen, cứng giòn trong tai
- Ngứa và gãi
- Tai bị sưng đỏ và viêm
- Vết thương trên da và lông rụng ở phần tai và đầu
Ve tai ở chó mèo thường gây ngứa dữ dội. Quan sát bên trong tai, bạn sẽ thấy cục rỉ có vỏ cứng, giòn màu nâu đỏ hay đen. Ve tai làm cho thú cưng lắc đầu và gãi tai. Việc gãi có thể trở nên mãnh liệt tới mức con vật chuyển qua gãi mắt. Việc này khiến chúng đau, nheo và chảy nước mắt. Khi chó mèo gãi, vi khuẩn và nấm bị cọ sát vào da và dần phát triển viêm nhiễm thứ cấp do nấm và vi khuẩn. Tai trở nên mưng mủ và có mùi hôi thối.
2. Chuẩn đoán rận tai
Nếu con mèo của bạn có các triệu chứng thông thường của ve tai hãy mang tới phòng khám. Bác sỹ thú y sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám da liễu và tai cho thú cưng của bạn .
Bác sĩ thú y có thể lấy mẫu chất bẩn ở tai để phân tích trong phòng thí nghiệm. Hoặc sử dụng otoscope (dụng cụ chuyên dụng để nhìn bên trong tai) để tìm những con ve trong tai mèo.
Nếu bạn muốn kiểm tra ở nhà, hãy đặt một mẩu chất bẩn thu được từ tai của thú cưng trên nền tối. Những con ve sẽ có màu trắng và kích thước nhỏ bé. Nếu bạn không thể nhìn thấy con ve tai nào thì cũng đừng tin tưởng hoàn toàn vì có thể mẫu chất bẩn tai bạn lấy không chứa ve.
3.Cách điều trị rận tai ở mèo
Rận tai có thể được điều trị ngoại trú. Các biện pháp điều trị thường bao gồm nhỏ thuốc vào tai mèo mỗi ngày một lần trong 10 đến 30 ngày. Điều này tùy thuộc vào sản phẩm bạn sử dụng. Nếu bạn muốn điều trị nhanh và không tái phát bệnh bạn nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng của thuốc và lời khuyên của bác sĩ thú y. Nếu thiếu chỉ một hoặc hai liều có thể con mèo của bạn vẫn còn ve kể cả khi bạn đã kết thúc điều trị.
Các loại thuốc mới hơn có thể giết chết rận bằng một liều duy nhất nhỏ dưới da của con mèo. Những phương pháp điều trị dân gian cho ve tai nên được sự tư vấn của các bác sĩ thú y.
Bên cạnh việc điều trị rận tai bằng thuốc, bạn nên làm sạch tất cả các chất bẩn từ trong ống tai của thú cưng
Một tháng sau khi bắt đầu điều trị, bác sĩ thú y có thể hẹn bạn lịch khám lại. Để xác định xem những con ve đã được tiêu diệt và loại bỏ ra khỏi tai của con mèo nhà bạn chưa. Gọi bác sĩ thú y vào bất cứ lúc nào nếu bạn có thắc mắc về điều trị cũng như sự hồi phục của vật nuôi.
4. Ngăn ngừa rận tai
Sau khi bắt đầu điều trị, con mèo của bạn sẽ nhanh chóng giảm thiểu các triệu chứng ngứa. Việc gãi tai quá mức, rung lắc đầu, sẽ bắt đầu giảm dần sau vài ngày.
Rận tai rất dễ lây truyền từ mèo sang các vật nuôi khác, bao gồm chó, thỏ chuột và chồn sương. Rận tai không lây sang người. Trứng rận tai được truyền qua sự tương tác xã hội, như ngủ chung hoặc chơi với nhau. Vì lý do này, tất cả các con vật nuôi phải được điều trị cho ve tai, ngay cả khi chỉ một hoặc hai con có triệu chứng bệnh.
Môi trường sống của vật nuôi nên được làm sạch. Rửa đồ vật như chăn, chuồng của vật nuôi trong nước nóng và sau đó sấy nóng chúng cho đến khi khô hoàn toàn. Sau khi kết thúc điều trị, tiếp tục kiểm tra tai tai thú cưng. Thường xuyên để theo dõi sự tái phát rận tai hay không hoặc các vấn đề khác có liên quan.
Việc điều trị và phòng ngừa rận tai nên được làm chặt chẽ bởi rận tai rất dễ tái phát nếu không được điều trị tân gốc. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của các bác sĩ thú y để có thể điều trị. Cần phòng ngừa rận tai cho thú cưng của mình có hiệu quả nhất nhé.